Theo đó, TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu có ít nhất 124 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Đến năm 2025, 100% các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đều sẽ có sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên. Đồng thời, ưu tiên các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh có các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tham gia Đề án Chương trình OCOP. Tăng cường các hoạt động đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mang các sản phẩm đặc trưng đến nhanh hơn với người tiêu dùng trong và ngoài thành phố.
HTX rau Tuấn Ngọc - Thủ Đức HTX Cần Giờ Tương Lai - huyện Cần Giờ
Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2021-2025 là phát triển sản phẩm OCOP gắn với cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trong đó, phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản theo hướng sản xuất hữu cơ, quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái. Ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển khoa học công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với đào tạo nguồn nhân lực để tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0. Phát triển sản xuất kết hợp với khai thác, phục vụ du lịch, đào tạo nghề cho khu vực nông thôn. Đồng thời, chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường. Cụ thể, chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương. Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương…), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng; bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, việc thử nghiệm và phát triển sản phẩm OCOP xanh theo hướng kinh tế số gắn với thị trường xuất khẩu, gắn với lợi thế đặc hữu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực. Nâng cao năng lực quản trị; kỹ năng đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; kiến thức và năng lực về sở hữu trí tuệ; tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm nông thôn. Mặt khác, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, phân hạng, đánh giá sản phẩm OCOP, giám sát sản phẩm OCOP. Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Đề án Chương trình OCOP. Tăng cường chuyển đổi số trong Đề án Chương trình OCOP cũng được thành phố quan tâm thực hiện.
Cùng với những mục tiêu mà Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP thành phố đặt ra, HTX Cần Giờ Tương Lai cũng cố gắng duy trì phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ số...để tạo ra những sản phẩm xanh, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Hợp tác xã tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm đã đạt được chứng nhận OCOP năm 2021 từ 4 sao lên thành 5 sao, hoàn thành các hồ sơ thủ tục để đăng ký mới các sản phẩm đặc trưng đạt chứng nhận OCOP.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Hợp tác xã Cần giờ Tương Lai
Địa chỉ: 310, đường Rừng sác, ấp Bình Thuận, xã Bình khánh, huyện Cần Giờ, Tp.HCM
Điện thoại: 0983.0984.34 - 028.36203646.