Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản chính là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân, là nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền thuộc Bộ ngành; là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm của mỗi người dân. Đồng thời, bảo đảm ATTP, nâng cao chất lượng gắn với truy xuất nguồn gốc theo chuẩn mực quốc tế, được thực hiện từ gốc, tại từng công đoạn và trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng nông lâm thủy sản,… Với quan điểm đó, ngày 15/4/2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phê duyệt Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021-2030”. Đề án đề ra mục tiêu chung là góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế. Trong đó:
- Giai đoạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp Việt Nam phấn đấu 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định ATTP. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm. Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn, ăn liền) tăng 10%/năm. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP giảm 10%/năm. Phấn đấu 100% các địa phương kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp; 100% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
- Giai đoạn 2026 – 2030, diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận tăng 15%/năm. Duy trì 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết tuân thủ quy định ATTP. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 15%/năm và 20%/năm. Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn, ăn liền) tăng 15%/năm. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm. Phấn đấu 100% các địa phương kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp; 100% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ NN-PTNT yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Bộ NN- PTNT; UBND các tỉnh, thành phố tập trung triển khai các nhiệm vụ:
Thứ nhất, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, quy mô lớn; nâng cấp hệ thống chợ đầu mối/trung tâm cung ứng, chợ bán lẻ nông lâm thủy sản, hoàn thiện chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản.
Thứ hai, triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thông tin, truyền thông về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.
Thứ ba, nghiên cứu, chuyển giao, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đảm bảo năng suất, chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc.
Thứ tư, phát triển thị trường nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn.
Thứ năm, tăng cường năng lực thực thi chính sách pháp luật, đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản.
Với các nhiệm vụ đó, Đề án đưa ra 07 nhóm giải pháp và 04 dự án, chương trình ưu tiên thực hiện. Trong đó có các chương trình, dự án như: Dự án xây dựng vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu chất lượng, ATTP và hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản; dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật kiểm nghiệm, kiểm tra, giám định phục vụ nhà nước về chất lượng, ATTP; chương trinh đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý, đảm bảo chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản; chương trình nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nâng cao chất lượng, an toàn, giá trị nông lâm thủy sản.
Theo Minh Hiếu - TTKN
- "Tạo ra một sản phẩm thì dễ, thị trường hóa sản phẩm đó mới khó" (23.09.2023)
- Thành phố Hồ Chí Minh đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp (09.09.2023)
- HTX nông nghiệp TP.HCM đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất (09.09.2023)
- Bà con huyện đảo Cần Giờ vào các Hợp tác xã nông nghiệp để nâng cao thu nhập (15.04.2023)
- Sự cần thiết xây dựng và phát triển HTX (15.04.2023)
- Hợp tác xã tạo việc làm cho người dân, giúp nông dân tăng thu nhập và an tâm sản xuất. (15.04.2023)
- TP.HCM tăng tốc phát triển sản phẩm OCOP (11.03.2023)
- Năm 2023 sẽ có thêm 1.600 hợp tác xã nông nghiệp (04.03.2023)